Trường Trung học Phổ thông Võ Chí Công

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG

Địa chỉ: 93 Cao Hồng Lãnh - Quận Ngũ Hành Sơn - Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3861555 - (0236) 3861777

HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM MÔN LỊCH SỬ THCS, THPT - NĂM HỌC 2020 - 2021

HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

MÔN LỊCH SỬ THCS, THPT - NĂM HỌC 2020 - 2021

 

(Kèm theo Công văn số 2649/SGDĐT-GDTrH ngày 09 tháng 9 năm 2021 của Sở GDĐT

về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2021-2022)

 

Thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2021 - 2022 tại Công văn số 2649/SGDĐT-GDTrH ngày 09/9/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Sở hướng dẫn các đơn vị triển khai dạy học bộ môn Lịch sử cấp THCS, THPT năm học 2021-2022 như sau:

1. Xây dựng kế hoạch giáo dục môn học

Trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) và trường trực thuộc thực hiện các nội dung hướng dẫn tại Công văn số 2478/SGDĐT-GDTrH và Công văn số 2483/SGDĐT-GDTrH ngày 23/8/2021 về tổ chức hoạt động chuyên môn năm học 2021-2022; chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ và Sở GDĐT, trong đó bảo đảm yêu cầu thực hiện các nội dung cốt lõi, làm cơ sở để chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện các nội dung còn lại phù hợp với tình hình phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương; chủ động về các phương án dạy học trực tuyến và trực tiếp để thực hiện chuyển đổi linh hoạt, ứng phó kịp thời với các tình huống diễn biến của dịch COVID-19 theo yêu cầu của Sở GDĐT. Ưu tiên dạy học trực tuyến đối với các nội dung mang tính lí thuyết, có thể hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng hiệu quả sách giáo khoa để học tập; sẵn sàng phương án để tận dụng tối đa khoảng thời gian học sinh có thể đến trường để dạy học trực tiếp, nhất là đối với các nội dung thực hành, thí nghiệm và kết hợp ôn tập, củng cố những nội dung lí thuyết đã học trực tuyến. Thực hiện hiệu quả, chất lượng các hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tiếp và trực tuyến, bảo đảm hoàn thành chương trình năm học trong các tình huống diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

a)  Đối với lớp 6 thực hiện theo Chương trình GDPT 2018

- Các phòng GDĐT, trường THCS và trường trực thuộc có cấp THCS triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục môn học theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH ngày 23/6/2021Công văn số 2179/SGDĐT-GDTrH ngày 20/7/2021 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022; Công văn số 2431/SGDĐT-GDTrH ngày 13/8/2021 về việc hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình chi tiết lớp 6 các môn học; Công văn số 2478/SGDĐT-GDTrH và Công văn số 2483/SGDĐT-GDTrH ngày 23/8/2021 về tổ chức hoạt động chuyên môn; xây dựng kế hoạch dạy học bám sát yêu cầu cần đạt theo Chương trình GDPT 2018 để tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến và trực tiếp phù hợp với tình hình phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương.

- Tổ chức dạy học môn Lịch sử và Địa lí cần lưu ý bố trí dạy học đồng thời các phân môn Lịch sử, Địa lí bảo đảm tương đương về thời lượng trong từng học kì. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các Tổ/Nhóm chuyên môn tăng cường sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, tổ chức các hội thảo, tọa đàm trao đổi về tổ chức dạy học theo Chương trình GDPT 2018; đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học và điều chỉnh kịp thời kế hoạch dạy học phù hợp với thực tế tại địa phương, cơ sở giáo dục.

b) Đối với các lớp thực hiện theo Chương trình GDPT 2006  

- Căn cứ Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT và Công văn số 2745/SGDĐT-GDTrH ngày 12/10/2020 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình chi tiết các môn học (lớp 7-12); riêng cấp THPT cần bám sát đặc tả đề kiểm tả và ma trận đã được tập huấn theo Kế hoạch số 240/KH-SGDĐT ngày 21/01/2021 của Sở GDĐT về việc tập huấn hướng dẫn xây dựng đề kiểm tra, đánh giá định kì theo ma trận và đặc tả đề kiểm tra theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cấp trung học phổ thông;

- Các phòng GDĐT, các trường THCS, THPT tạo điều kiện cho các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên chủ động rà soát, tinh giảm nội dung dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của chương trình môn học; khuyến khích giáo viên thiết kế lại các tiết học trong sách giáo khoa thành các bài học theo chủ đề (trong mỗi môn học hoặc liên môn) để tổ chức cho học sinh hoạt động học tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà; chú trọng lồng ghép giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật;

- Đối với lớp 9 và lớp 12, các tổ chuyên môn khi xây dựng kế hoạch cần lưu ý sắp xếp hợp lí các chương, bài cuối mỗi học kì để đảm bảo nội dung kiến thức kiểm tra theo đề chung của Sở;

- Việc xây dựng kế hoạch dạy học phải đảm bảo tính logic của mạch kiến thức, đảm bảo tổng thời lượng của môn học trong mỗi học kì, không cắt xén nội dung chương trình, thực hiện đủ các bài kiểm tra. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra.

2. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Xây dựng kế hoạch dạy học các bài học bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, thiết bị dạy học và học liệu, phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học. Tiến trình dạy học mỗi bài học được xây dựng thành các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện và sản phẩm cụ thể để giao cho học sinh thực hiện trong lớp học, ngoài lớp học, ở trường, ở nhà, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tại di sản văn hóa và cộng đồng;

- Tăng cường giao cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để tiếp nhận và vận dụng kiến thức; dành nhiều thời gian trên lớp để tổ chức cho học sinh báo cáo, thuyết trình, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo vệ kết quả tự học của mình;

- Căn cứ yêu cầu về kiến  thức, nội dung SGK, tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng, trên cơ sở các điều kiện thiết bị dạy học hiện có, giáo viên thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên và học sinh; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí, phù hợp với các đối tượng học sinh, tập trung vào trọng tâm kiến thức, sử dụng linh hoạt các ph­ương pháp dạy học bộ môn, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh;

- Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới PPDH, chú trọng cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tăng cường dạy học theo chuyên đề, dạy theo dự án; lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện để tổ chuyên môn, giáo  viên tổ chức hoạt động dạy học/giáo dục gắn với tham quan thực tế tại các bảo tàng, khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,…. giáo viên chủ động giao nhiệm vụ, đánh giá năng lực học sinh quan từng giai đoạn: xây dựng, báo cáo đề cương, kết quả sản phẩm,…tăng cường sử dụng đồ dụng dạy học, ứng dụng CNTT, khai thác tối đa, có hiệu quả phòng học bộ môn (nếu có), các tranh ảnh, bản đồ gắn với đặc thù bộ môn;

- Đa dạng hóa các hình thức dạy học/giáo dục. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường và cộng đồng;

- Khuyến khích việc hình thành, duy trì sinh hoạt các câu lạc bộ Lịch sử tại các trường học; tăng cường tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa,…

3. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Thực hiện nghiêm việc đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT theo quy định của Bộ GDĐT tại Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011, bổ sung, sửa đổi một số điều tại Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 (dành cho Chương trình GDPT năm 2018). Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông; không kiểm tra, đánh giá đối với các nội dung phải thực hiện tinh giản và các nội dung hướng dẫn học sinh tự học ở nhà theo hướng dẫn của Bộ GDĐT trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19. Trong quá trình đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT, các đơn vị cần lưu ý:

- Môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 6 bao gồm 02 phân môn Lịch sử và Địa lí, mỗi phân môn chọn 02 điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong một học kì; bài kiểm tra, đánh giá định kì gồm nội dung của 02 phân môn theo tỉ lệ tương đương về nội dung dạy học của 02 phân môn tính đến thời điểm kiểm tra, đánh giá;

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của từng học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành. Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Tuy nhiên, khi xây dựng kế hoạch giáo dục, nhà trường cần quy định thời điểm học sinh có các điểm kiểm tra, tránh tập trung cuối mỗi học kì, tránh gây áp lực cho học sinh, giáo viên, …; - Giáo viên cần tích cực đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập. Để đảm bảo việc tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên khách quan, chính xác, giáo viên cần thể hiện phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá trong kế hoạch bài dạy và linh hoạt thay đổi phù hợp với đối tượng học sinh;

- Việc kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

+ Đối với bài kiểm tra, đánh giá bằng điểm số thông qua bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính: đề kiểm tra phải được xây dựng theo ma trận, đặc tả câu hỏi tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận cần biên soạn theo mức độ cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

+ Đối với kiểm tra, đánh giá bằng bài thực hành, hoặc dự án học tập: yêu cầu cần đạt của bài thực hành hoặc dự án học tập phải được hướng dẫn cụ thể bằng bảng kiểm các mức độ đạt được phù hợp với 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao của các kiến thức, kĩ năng được sử dụng.

+ Căn cứ vào mức độ cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục, mức độ phát triển năng lực của học sinh, nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra, đánh giá đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao; có hướng dẫn cụ thể trước khi tổ chức thực hiện.

- Giao quyền chủ động cho các trường, tổ bộ môn trong việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc kiểm tra và thi; đảm bảo tính bảo mật, an toàn, thực chất, khách quan, trung thực, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh;

- Hình thức kiểm tra: kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra, cụ thể:

+ Đối với cấp THPT: kết hợp giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan. Đối với bài kiểm tra giữa kì, kiểm tra cuối học kì: tỉ lệ hình thức trắc nghiệm khách quan ít nhất từ 60%.

+ Đối với cấp THCS: giao quyền chủ động cho các phòng GDĐT trong việc chỉ đạo các trường THCS thống nhất về hình thức kiểm tra, tỉ lệ giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận. Tùy vào mục đích, yêu cầu kiểm tra, đối tượng kiểm tra (khối 6,7,8,9) linh hoạt lựa chọn hình thức phù hợp, đảm bảo theo hướng đổi mới KTĐG.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá; chuẩn bị tốt các điều kiện để từng bước triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi trực tuyến, bảo đảm chất lượng, hiệu quả;

- Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá giữa kì các môn học trong cùng một trường hạn chế cùng một thời điểm để tránh gây áp lực học tập cho học sinh. Các tổ/nhóm chuyên môn cần xây dựng ma trận đề kiểm tra, thống nhất về thời điểm, nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá giữa kì để đảm bảo mức độ đề kiểm tra tương đồng giữa các lớp cùng khối, tiến đến kiểm tra theo đề chung của toàn khối lớp, toàn trường. Đề kiểm tra cần kết hợp một cách hợp lí hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan;

- Kế hoạch kiểm tra, đánh giá cuối kì thực hiện theo lịch công tác trọng tâm Giáo dục Trung học năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học các môn học kèm theo văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2021-2022 của Sở GDĐT. Lưu ý thêm: đối với lớp 6, căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thế và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Vì vậy, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên cần chủ động xây dựng kế hoạch, dự kiến hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá đối với từng hoạt động học, từng bài học/chủ đề/chương, từng giai đoạn kiểm tra (giữa kì và cuối kì) đảm bảo đánh giá chính xác, kịp thời sự tiến bộ của học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

4. Việc xây dựng kế hoạch bài dạy (soạn giáo án)

Từ năm học 2021-2022, giáo viên có thể lưu giáo án bằng hình thức bản giấy/file mềm. Nếu lưu bằng file mềm thì cần cung cấp đường dẫn đầy đủ khi có yêu cầu kiểm tra. Bài giảng điện tử không được xem là một giáo án và không thay thế giáo án bản in/file mềm khi được kiểm tra. Giáo án cần thể hiện đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức theo quy định. Một tuần trước khi tổ chức dạy học, giáo viên phải soạn đủ số tiết/tuần theo quy định của bộ môn; theo đó, khuyến khích giáo viên soạn hoàn chỉnh một bài học/chủ đề/chương (gồm nhiều tiết) trước khi tổ chức dạy học để bài soạn mạch lạc, logic, đảm bảo chất lượng dạy học.

- Đối với lớp 6: các trường tham khảo và thực hiện một cách linh hoạt các mẫu phụ lục đính kèm Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH khi xây dựng kế hoạch bài dạy của giáo viên,… Kế hoạch bài dạy bao gồm các thành phần cơ bản sau: mục đích, yêu cầu; nội dung, hình thức và chương trình tổ chức hoạt động; tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đối với các đối tượng tham gia; thời gian và địa điểm tổ chức; nguồn lực được huy động để tổ chức thực hiện. Khuyến khích, động viên tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục bộ môn (sinh hoạt câu lạc bộ, tham quan, lớp học ngoài trời,…) nhằm đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, tăng hứng thú của học sinh đối với bộ môn, nâng cao chất lượng bộ môn.

- Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12:

+ Tổ/nhóm chuyên môn căn cứ tài liệu chuẩn kĩ năng kiến thức và nội dung điều chỉnh giảm tải do Bộ GDĐT ban hành, giáo viên cần linh hoạt, mạnh dạn thiết kế lại các hoạt động để phù hợp với tình hình đơn vị, đối tượng học sinh. Giáo  án cần thể hiện rõ nội dung thay đổi, điều chỉnh theo hướng giảm tải. Các yêu cầu về việc soạn giáo án được qui định như các năm học trước;

+ Tiếp tục thực hiện tốt việc đổi mới cách biên soạn giáo án. Mỗi giáo viên cần lập kế hoạch bài dạy để chủ động trong dạy học, nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Khuyến khích giáo viên soạn giáo án và giảng dạy trên lớp với sự hỗ trợ của CNTT.

5. Đối với những tiết làm bài tập Lịch sử

Giáo viên (GV) có thể thực hiện theo nội dung sau:

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh (HS) khai thác tranh ảnh, lược đồ, bản đồ lịch sử giúp HS biết được phương pháp khai thác và nắm được nội dung của tranh ảnh, lược đồ, bài học bản đồ gắn liền với nội dung SGK; hướng dẫn HS lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử của một bài, chương, giai đoạn lịch sử; hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm khách quan với các dạng khác nhau;

- Tổ chức, hướng dẫn HS sưu tầm những sự kiện lịch sử địa phương có liên quan đến nội dung bài học;

- Đối với các chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.

6. Về dạy học Lịch sử địa phương

- Các đơn vị triển khai dạy học các tiết lịch sử địa phương theo nội dung hướng dẫn trong hai bộ tài liệu Lịch sử Đà Nẵng do Sở GDĐT biên soạn, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành tháng 4/2015:

+ THCS: 06 tiết (lớp 7: 03 tiết, lớp 8: 01 tiết, lớp 9: 02 tiết). Lưu ý, nội dung Lịch sử địa phương ở Lớp 6 được dạy học ở Chương trình môn Giáo dục địa phương thành phố Đà Nẵng.

+ THPT: 04 tiết (lớp 10: 01 tiết, lớp 11: 01 tiết, lớp 12: 02 tiết).

- Dạy đầy đủ những tiết lịch sử địa phương được quy định trong chương trình, đồng thời thường xuyên sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học những bài học lịch sử dân tộc;

- Về phương pháp dạy học lịch sử địa phương, cần chú ý tính cụ thể, hình ảnh và xúc cảm cho học sinh. Rèn luyện khả năng tự học của học sinh, đồng thời tăng cường tổ chức các hoạt động học tập như trao đổi, thảo luận trình bày ý kiến riêng của mình;

- Về hình thức tổ chức dạy học: Đa dạng hoá các hình thức tổ dạy học phương như: dạy học trên lớp, tại thực địa, tại bảo tàng và tổ chức các hoạt động ngoại khoá;

- Về kiểm tra, đánh giá: thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá như các phần khác trong chương trình bộ môn và sử dụng kết quả để đánh giá, xếp loại học sinh từng học kì và cuối năm học:

+ Ở cấp Trung học cơ sở, trong học kì có bài dạy về Lịch sử địa phương, trong các bài kiểm tra giữa kì, kiểm tra cuối kì, giáo viên dành từ 10% đến 30%  nội dung kiểm tra, đánh giá về Lịch sử địa phương.

+ Ở cấp Trung học phổ thông, học kì có bài dạy về Lịch sử địa phương, trong các bài kiểm tra thường xuyên, giáo viên dành từ 20% đến 30%  nội dung kiểm tra, đánh giá về Lịch sử địa phương.

7. Sinh hoạt cụm chuyên môn

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng dẫn tại mục III, Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng;

- Tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn định kì theo đúng quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Nội dung sinh hoạt tổ, nhóm cần tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh;

- Việc tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn hằng năm là cơ hội để giáo viên bộ môn giữa các đơn vị, trường học có cơ hội chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác dạy học, công tác chuyên môn, đây được xem là một trong những giải pháp trong công tác bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên đối với giáo viên bộ môn, vì vậy cần chú trọng đến hiệu quả, tránh hình thức; cần đa dạng hình thức sinh hoạt chuyên môn.

a) Đối với các Phòng GDĐT

Phòng GDĐT các quận, huyện tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường. Các Phòng GDĐT có thể phối hợp tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên phòng để trao đổi kinh nghiệm dạy học, những nội dung thiết thực hiện nay trong đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới KTĐG, dạy học theo hướng phát triển năng lực người học; công tác quản lí tổ chuyên môn,….Khuyến khích các phòng GDĐT, các trường THCS tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề với nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả (tránh hình thức), qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

b) Đối với các trường THPT

- Việc lựa chọn nội dung sinh hoạt cụm chuyên môn cần thiết thực; hạn chế lặp lại những chuyên đề đã sinh hoạt hoặc đã tổ chức sinh hoạt nhiều lần; tăng cường vai trò của cụm trưởng trong việc điều hành, tổ chức lựa chọn nội dung, phân công, tập hợp các ý kiến góp ý, các tham luận cho nội dung dự sinh hoạt trước khi tổ chức thực hiện. Việc sinh hoạt cụm chuyên môn cần thiết thực và hiệu quả, tránh hình thức.

- Thực hiện chia cụm sinh hoạt cụm như sau:

Cụm 1: gồm các trường THPT Tôn Thất Tùng (cụm trưởng), Nguyễn Hiền, Hoàng Hoa Thám, chuyên Lê Quý Đôn, Ngô Quyền, Sơn Trà, Phan Châu Trinh, Trần Phú, Ngũ Hành Sơn, Võ Chí Công, Hermann Gmeiner, Hiển Nhân, FPT, Khai Trí, Quốc tế Hoa Kỳ APU.

Cụm 2: gồm các trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (cụm trưởng), Thái Phiên, Thanh Khê, Hòa Vang, Phạm Phú Thứ, Ông Ích Khiêm, Phan Thành Tài, THCS-THPT Nguyễn Khuyến; Cẩm Lệ, Nguyễn Văn Thoại, Nguyễn Trãi, Liên Chiểu, Skyline, Quang Trung, Quốc tế Việt – Sing, Việt Nhật.

- Để nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, đồng thời tạo điều kiện, cơ hội để toàn thể giáo viên đều được tham gia các buổi sinh hoạt cụm chuyên môn, các cụm lưu ý:

+ Các trường nơi được tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn cần chủ động tham mưu Hiệu trưởng nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để cụm chuyên môn sinh hoạt hiệu quả, chất lượng.

+ Trường được phân công tổ chức sinh hoạt trong cụm cần có kế hoạch cụ thể, chủ động gửi Kế hoạch kèm theo nội dung chuyên đề về Sở  GDĐT trước 01 tuần (qua địa chỉ email: phanlv@danang.gov.vn) để Sở sẽ có văn bản thông báo các đơn vị tham dự. Cụm trưởng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các trường trong cụm sinh hoạt đúng kế hoạch đề ra.

- Thành phần tham dự: khuyến khích tất cả giáo viên bộ môn của các trường trong cụm tham dự.

- Lịch sinh hoạt cụm chuyên môn năm học 2021 - 2022 cụ thể như sau:

Cụm 1:

TT

 

Tên trường

Thời gian tổ chức

Học kì I

Học kì II

1

THPT Trần Phú

11/2021

 

2

THPT FPT

 

3/2022

Cụm 2:

TT

 

Tên trường

Thời gian tổ chức

Học kì I

Học kì II

1

THPT Phạm Phú Thứ

11/2021

 

2

THPT Phan Thành Tài

 

3/2022

8. Kiểm tra học cuối học

- Đối với lớp 9 và 12: Sở tiếp tục ra đề kiểm tra cuối học kì I, cuối học kì II  chung cho toàn thành phố. Sở GDĐT sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể;

 - Đối với lớp 6, 7, 8, phòng GDĐT các quận, huyện chỉ đạo thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Đối với lớp 10, 11, các trường THPT chỉ đạo tổ chức kiểm tra theo đề chung của trường phù hợp với năng lực học sinh và tình hình của nhà trường.

9. Thi học sinh giỏi cấp thành phố lớp 9 và 12 và thi chọn đội tuyển quốc gia

a) Lớp 9 

- Nội dung:

+  Lịch sử thế giới: nội dung thi gồm chương II, III, IV và V.

+ Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945 (không ra phần lịch sử địa phương).

- Hình thức: thực hiện như năm học 2021 - 20220. Sở GDĐT sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể.

b) Lớp 12 

- Thi học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp thành phố:

+ Nội dung kiến thức: chủ yếu lớp 12; lớp 11 từ 10 - 20%.  

+ Hình thức: thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Sở GDĐT sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể.

- Thi chọn vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia

 + Nội dung: Lịch sử thế giới hiện đại (từ 1945 đến năm 2000) và Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945.

 + Hình thức: thực hiện như năm học 2020 - 2021.

 Trên đây là Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm của bộ môn Lịch sử năm học 2021-2022, Sở GDĐT đề nghị phòng GDĐT các quận (huyện), Hiệu trưởng các trường THCS, THPT triển khai đến từng giáo viên và có kế hoạch tổ chức thực hiện hiệu quả theo đúng hướng dẫn./.

------------------

Thông báo

Các khoản thu và chế độ, chính sách đối với học sinh năm học 2024-2025

Thời gian tựu trường và khai giảng năm học 2024-2025

Về việc niêm yết công khai đối với cơ sở giáo dục và đạo tạo theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT

Thông báo danh sách lớp 10, năm học 2024-2025

Thông báo kết quả phúc khảo bài thi, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 - THPT năm học 2024-2025

Phiếu đăng kí nhập học lớp 10, năm học 2024-2025

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 đối với lớp 10, năm học 2024-2025

Danh mục sách giáo khoa lớp 12 được sử dụng trong trường THPT Võ Chí Công từ năm học 2024 - 2025

Thông báo V/v đề nghị báo giá dự toán mua sắm Tivi

Chọn sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024 - 2025

Thông báo V/v đề nghị báo giá dự toán cung cấp, lắp đặt thiết bị camera và wifi nội bộ.

Thông báo V/v gửi báo giá dự toán cung cấp trang phục giáo viên GDQP-AN năm học 2023-2024.

Thông báo V/v gửi báo giá dự toán cung cấp trang phục giáo viên thể dục thể thao năm học 2023-2024.

Thông báo V/v gửi báo giá dự toán cung cấp, lắp đặt thiết bị camera

Áp phích truyền thông về công tác xã hội và tư vấn tâm lí trường học

Tin tức

post-thumbnail

TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG LONG TRỌNG TỔ CHỨC LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2024 - 2025

post-thumbnail

LỄ BẾ GIẢNG NĂM HỌC 2023-2024

post-thumbnail

Lễ "Tri ân, trưởng thành khi tôi 18" của học sinh Trường THPT Võ Chí Công - Đà Nẵng

post-thumbnail

LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI, CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 134 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2024)!

post-thumbnail

Ngoại khóa tổ Vật lí - Công nghệ năm 2024

Bài viết liên quan