Trường Trung học Phổ thông Võ Chí Công

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG

Địa chỉ: 93 Cao Hồng Lãnh - Quận Ngũ Hành Sơn - Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3861555 - (0236) 3861777

HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM MÔN TOÁN THCS, THPT - NĂM HỌC 2021-2022

HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

MÔN TOÁN THCS, THPT - NĂM HỌC 2021-2022

 

(Kèm theo Công văn số 2649/SGDĐT-GDTrH ngày 09 tháng 9 năm 2021 của Sở GDĐT

về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2021-2022)

 

Ngoài những nhiệm vụ trọng tâm và các nhiệm vụ cụ thể của bậc Trung học được nêu ở Công văn số 2649/SGDĐT-GDTrH ngày 09/9/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2021-2022”, Sở hướng dẫn các đơn vị triển khai một số nội dung cần lưu ý thêm trong việc giảng dạy của bộ môn Toán cấp THCS và THPT như sau:

1. Xây dựng kế hoạch giáo dục môn học

- Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GDĐT và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học tại Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 2233/SGDĐT-GDTrH ngày 28/8/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng về việc “Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT”, Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 03/10/2017 về việc “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018”, Công văn 2613/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 23/6/2021 về việc “triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022”, Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 01/9/2021 của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc “Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; các trường THCS, THPT cần chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh theo khung thời gian 35 tuần thực học (học kỳ I: 18 tuần, học kỳ II: 17 tuần), phù hợp với điều kiện của từng trường. Đảm bảo thời gian kết thúc học kì I, kết thúc năm học thống nhất trong thành phố.

- Đối với lớp 6: căn cứ hướng dẫn tại Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ GDĐT về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ/nhóm chuyên môn, bao gồm Kế hoạch dạy học (Phụ lục 1) và Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục (Phụ lục 2). Căn cứ vào Kế hoạch giáo dục của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học lớp 6 xây dựng Kế hoạch giáo dục của giáo viên (Phụ lục 3). Các phụ lục này được sử dụng để tham khảo nên tổ/nhóm/giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch phù hợp đặc điểm, tình hình đơn vị và đối tượng dạy học.

- Đối với các lớp từ lớp 7 đến 12: căn cứ các hướng dẫn tại Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT; riêng cấp THPT cần bám sát ma trận và đặc tả đề kiểm tra đã được tập huấn theo Kế hoạch số 240/KH-SGDĐT ngày 21/01/2021 về việc tập huấn hướng dẫn xây dựng đề kiểm tra, đánh giá định kì theo ma trận và đặc tả đề kiểm tra theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cấp trung học phổ thông, tổ/nhóm chuyên môn chủ động thực hiện việc sắp xếp lại thứ tự các bài, các nội dung trong từng bài; phân bố lại thời lượng tổ chức dạy học các bài một cách hợp lí; xây dựng các chủ đề theo hướng dẫn. Việc biên soạn lại kế hoạch giáo dục phải đảm bảo tính logic của mạch kiến thức, đảm bảo tổng thời lượng của môn học trong mỗi học kì, không cắt xén nội dung chương trình, thực hiện đủ các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kì và kiểm tra cuối kì.

- Các tổ, nhóm chuyên môn và từng giáo viên chủ động rà soát, tinh giảm nội dung dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của chương trình môn học; thiết kế lại một số tiết/bài học trong sách giáo khoa thành một số bài học theo chủ đề (ít nhất 01 chủ đề /học kỳ) để tổ chức cho học sinh hoạt động học tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để kiểm tra, nhận xét, góp ý trong quá trình thực hiện.

- Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn cho mỗi chủ đề theo hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 và Công văn số 141/BGDĐT-GDTrH ngày 12/01/2015 của Bộ GDĐT trong tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên "nghiên cứu bài học" và đánh giá giờ dạy của giáo viên.

2. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh

a) Phương pháp dạy học, giáo dục

- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học; đổi mới đánh giá giờ dạy giáo viên, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy dựa trên Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT.

- Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học. Tiếp tục quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán  (STEM) trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan.

b) Hình thức tổ chức dạy học, giáo dục

-  Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng nghiên cứu khoa học, cân đối giữa dạy học và trải nghiệm sáng tạo; giữa hoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân; vừa đảm bảo chất lượng giáo dục chung vừa phát triển tiềm năng của cá nhân. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.

- Sử dụng phương tiện hiệu quả, công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ tr việc đổi mới việc lựa chọn và thiết kế nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tạo điều kiện cho học sinh được học tập các nguồn học liệu đa dạng.

- Tăng cường giao cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để tiếp nhận và vận dụng kiến thức; dành nhiều thời gian trên lớp để tổ chức cho học sinh báo cáo, thuyết trình, thảo luận, luyện tập, thực hành; hướng dẫn học sinh làm sản phẩm, dự án học tập, bảo vệ kết quả tự học của mình.

3. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

a) Phương pháp kiểm tra, đánh giá

- Tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

- Đối với chủ đề tự chọn bộ môn Toán có thể có điểm kiểm tra thường xuyên riêng nhưng không có điểm kiểm tra định kì riêng, điểm của chủ đề tự chọn môn Toán được tính cho môn Toán.

- Đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;  kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn.

- Khuyến khích các đơn vị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá; chuẩn bị tốt các điều kiện để từng bước triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi trực tuyến, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

b) Hình thức kiểm tra, đánh giá

- Thực hiện nghiêm việc đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT theo quy định của Bộ GDĐT tại Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011; bổ sung, sửa đổi một số điều tại Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 (từ lớp 7 đến lớp 12); lưu ý các hình thức và số lần kiểm tra đánh giá. Đối với lớp 6, thực hiện việc đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông; có hiệu lực từ ngày 05/9/2021.

- Sở GDĐT tiếp tục ra các đề kiểm tra cuối kì chung cho lớp 9 và lớp 12. Nội dung kiểm tra nằm trong nội dung kiến thức, chủ điểm, chủ đề được đề cập trong SGK, theo Hướng dẫn tại công văn 2233/SGDĐT-GDTrH ngày 28/8/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Thời gian và giới hạn chương trình theo hướng dẫn của Sở trước mỗi đợt kiểm tra cuối kì. Đối với lớp 9 kiểm tra theo hình thức tự luận; lớp 12 theo ma trận và đặc tả đề kiểm tra đã được tập huấn tại Kế hoạch số 240/KH-SGDĐT.

- Đối với cấp THCS: các bài kiểm tra định kì không ra theo hình thức trắc nghiệm hoàn toàn mà phải kết hợp trắc nghiệm (không vượt quá 40%) với tự luận hoặc tự luận (vì môn Toán cần thiết việc tập cho học sinh lập luận trong quá trình kiểm tra đánh giá).

+ Với các lớp 10 và 11 cấp THPT: các bài kiểm tra định kì ra theo ma trận và đặc tả đề kiểm tra đã được tập huấn tại Kế hoạch số 240/KH-SGDĐT.

- Đề kiểm tra thường xuyên và định kì phải dựa vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng và nội dung giảm tải đối với bộ môn Toán cho từng cấp học, lớp học đã được Bộ GDĐT ban hành, chú ý thực hiện theo Hướng dẫn tại công văn 2233/SGDĐT-GDTrH ngày 28/8/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo.

4. Kế hoạch bài dạy (giáo án)

- Thực hiện đúng quy định về soạn bài của giáo viên. Tất cả giáo viên phải soạn bài trước khi lên lớp, khi đang giảng dạy phải có giáo án được in trên giấy hoặc file mềm trên các thiết bị số. Thiết kế bài soạn tốt phục vụ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học. Tích cực ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc soạn bài và giảng bài, các kỹ thuật dạy học tích cực, khuyến khích sử dụng các phần mềm dạy học để thiết kế môi trường dạy học, tạo điều kiện định hướng phát triển năng lực học sinh, góp phần cho việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đối với môn Toán.

- Đối với lớp 6: căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bộ môn Toán đối với từng bài học, giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy đảm bảo yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn. Giáo viên tham khảo Phụ lục IV Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH về Khung kế hoạch bài dạy để từ đó chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong quá trình soạn giảng đảm bảo hiệu quả dạy học.

- Đối với các lớp từ lớp 7 đến 12: căn cứ tài liệu chuẩn kĩ năng kiến thức và nội dung điều chỉnh giảm tải do Bộ GDĐT ban hành, giáo viên cần linh hoạt, thiết kế lại các hoạt động để phù hợp với tình hình đơn vị, đối tượng học sinh. Giáo  án cần thể hiện rõ nội dung thay đổi, điều chỉnh theo hướng giảm tải. Khuyến khích giáo viên soạn kế hoạch bài dạy các chủ đề theo tiến trình dạy học tại Phụ lục IV Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH để tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 7 và lớp 10 trong năm học 2022-2023.

5. Sinh hoạt cụm tổ, nhóm chuyên môn

a) Sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường

- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT.

- Tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học đáp ứng việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

- Phát triển mỗi tổ chuyên môn theo tinh thần "Tổ chức biết học hỏi"; thay đổi nhận thức của giáo viên về sinh hoạt chuyên môn.

b) Sinh hoạt chuyên môn theo từng cụm trường

- Tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn từng cụm trường định kì theo đúng quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Nội dung sinh hoạt tổ, nhóm cần tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Đối với các phòng GDĐT: hướng dẫn cụ thể việc tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo đơn vị quận, huyện hoặc cụm trường THCS. Các phòng GDĐT có thể liên kết nhau để tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hình thức liên quận, huyện nhằm trao đổi chuyên đề những nội dung thiết thực trong dạy.

- Đối với các trường THPT: nội dung sinh hoạt cụm chuyên môn chủ yếu thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu để dạy tốt, học tốt theo hướng nghiên cứu bài học. Thực hiện chia cụm sinh hoạt cụm như sau:

+ Cụm 1: gồm các trường THPT Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, chuyên Lê Quý Đôn, Tôn Thất Tùng, Ngũ Hành Sơn, Trần Phú, Hermann Gmeiner, Thái Phiên, Nguyễn Hiền, Nguyễn Khuyến, Ngô Quyền, Sơn Trà, Skyline, Quang Trung, FPT, Quốc tế APU (theo Hội nghị đầu năm về Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm bộ môn Toán cấp THPT, ngày 24/8/2021 đã phân công như sau: học kì I trường THPT Thái Phiên, học kì II trường THPT Sơn Trà).

+ Cụm 2: gồm các trường THPT Hòa Vang, Cẩm Lệ, Ông Ích Khiêm, Phan Thành Tài, Thanh Khê, Hiển Nhân, Võ Chí Công, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thượng Hiền, Phạm Phú Thứ, Liên Chiểu, Nguyễn Văn Thoại, Quốc tế Việt – Sing, Khai Trí, Liên cấp Việt Nhật (theo Hội nghị đầu năm về Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm bộ môn Toán cấp THPT, ngày 24/9/2021 đã phân công như sau: HK I trường THPT Võ Chí Công, HK II trường THPT Ông Ích Khiêm).

- Đề xuất các trường đứng đầu danh sách làm cụm trưởng. Một số lưu ý:

+ Tổ chức sinh hoạt: 01 lần/học kì/cụm.

+ Thành phần tham dự: khuyến khích tất cả giáo viên bộ môn của các trường trong cụm tham dự. Khuyến khích các TTCM của cả hai cụm đi dự.

- Các trường được phân công tổ chức sinh hoạt cụm cần chủ động lên kế hoạch, tổ chức sinh hoạt chuyên môn (tổ chức tiết dạy, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ, ...), báo cáo về Sở GDĐT qua địa chỉ email: khanhnd5@danang.gov.vn để Sở GDĐT có văn bản thông báo các đơn vị tham dự. Cụm trưởng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các trường trong cụm sinh hoạt đúng kế hoạch đề ra. Để tất cả giáo viên có thể tham dự sinh hoạt cụm theo kế hoạch, trường được phân công tổ chức sinh hoạt cụm sớm báo kế hoạch cho chuyên viên phụ trách và Sở sẽ có văn bản gửi các trường trong cụm đó.

6. Một số hoạt động chuyên môn khác

a) Thi học sinh giỏi cấp thành phố

- Đối với lớp 9: nội dung bồi dưỡng là chương trình toàn cấp THCS, chủ yếu là lớp 9 (tính đến thời điểm thi). Ngoài ra, cần chú ý bồi dưỡng thêm về số học; các phương pháp giải toán như: Nguyên tắc Dirichlet, nguyên tắc cực hạn, suy luận logic ... Những nội dung này cũng sẽ ra ở kì thi tuyển sinh vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

- Đối với lớp 12: nội dung thi chọn học sinh giỏi lớp 12 lựa chọn hình thức trắc nghiệm khách quan thuộc chương trình lớp 11 và 12 THPT tính đến thời điểm thi. Đề thi có 50 câu, trong đó có 10% thuộc chương trình lớp 11 (gồm các phần: dãy số, tổ hợp xác suất, hình học không gian) và 90% thuộc chương trình lớp 12.

c) Đề thi tuyển sinh 10 THPT, lớp 10 chuyên Lê Quý Đôn: cấu trúc như đề thi tuyển sinh năm 2021 (Nếu có điều chỉnh sẽ thông báo trong Quy định tuyển sinh).

b) Các cuộc thi khác về bộ môn Toán như: Cuộc thi câu lạc bộ Toán tuổi thơ; Cuộc thi Toán quốc tế Kangaroo (IKMC)... Sở sẽ có văn bản hướng dẫn riêng.

c) Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra

- Các tổ chuyên môn cần thực hiện nghiêm túc việc này, nên dành thời gian sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ít nhất một lần/tháng để phân tích đề kiểm tra của các nhóm chuyên môn; điều chỉnh, chọn lựa để bổ sung vào ngân hàng đề.

- Đề kiểm tra, đánh giá cần chú ý đến tính sáng tạo, phân hoá học sinh, phù hợp với mức độ yêu cầu của chương trình; Đảm bảo chất lượng tiết trả bài cuối kì đánh giá được năng lực toán học của từng học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (có dựa vào nội dung giảm tải) môn Toán.

- Quy định về việc nộp đề kiểm tra về Sở như sau:

+ Các trường có cấp THPT

Hạn nộp

Nội dung

30/11/2021

Nộp một đề đề nghị kiểm tra cuối kì I lớp 12

30/01/2022

Nộp các đề kiểm tra cuối kì I lớp 10 và 11 đã kiểm tra của trường

15/3/2022

Nộp một đề đề nghị kiểm tra cuối kì II lớp 12

15/5/2022

Nộp các đề kiểm tra cuối kì I lớp 10 và 11 đã kiểm tra của trường

+ Phòng giáo dục và Đào tạo các quận/huyện

Hạn nộp

Nội dung

30/11/2021

Nộp một đề đề nghị kiểm tra cuối kì I lớp 9

15/3/2022

Nộp một đề đề nghị kiểm tra cuối kì II lớp 9

30/4/2022

Nộp một đề đề nghị thi tuyển sinh lớp 10 THPT;

một đề đề nghị thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Lê Quý Đôn

- Các đề kiểm tra và đề đề nghị phải ghi rõ tên người thực hiện, tên trường, thông qua tổ chuyên môn/Phòng GDĐT thẩm định, đồng thời tổ thẩm định phải chịu trách nhiệm về nội dung và tính chính xác của đề.

- Lưu ý Phòng GDĐT các quận/huyện và tổ Toán các đơn vị trường học thực hiện nghiêm túc quy định này để có cơ sở đánh giá được mặt bằng chung của thành phố, các yêu cầu và mức độ kiểm tra và đánh giá của mỗi đơn vị. Đề kiểm tra đánh máy vi tính và gửi về Sở qua địa chỉ Email: khanhnd5@danang.gov.vn (hoặc mail nội bộ). Sau khi tổng hợp đủ các đề kiểm tra, Sở tập hợp và gửi lại để các đơn vi, trường học tham khảo.

Trên đây là một số hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm môn Toán THCS, THPT năm học 2021-2022, Sở đề nghị Phòng GDĐT các quận, huyện và các trường THPT, các trường trực thuộc nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện./.

 

Thông báo

Các khoản thu và chế độ, chính sách đối với học sinh năm học 2024-2025

Thời gian tựu trường và khai giảng năm học 2024-2025

Về việc niêm yết công khai đối với cơ sở giáo dục và đạo tạo theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT

Thông báo danh sách lớp 10, năm học 2024-2025

Thông báo kết quả phúc khảo bài thi, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 - THPT năm học 2024-2025

Phiếu đăng kí nhập học lớp 10, năm học 2024-2025

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 đối với lớp 10, năm học 2024-2025

Danh mục sách giáo khoa lớp 12 được sử dụng trong trường THPT Võ Chí Công từ năm học 2024 - 2025

Thông báo V/v đề nghị báo giá dự toán mua sắm Tivi

Chọn sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024 - 2025

Thông báo V/v đề nghị báo giá dự toán cung cấp, lắp đặt thiết bị camera và wifi nội bộ.

Thông báo V/v gửi báo giá dự toán cung cấp trang phục giáo viên GDQP-AN năm học 2023-2024.

Thông báo V/v gửi báo giá dự toán cung cấp trang phục giáo viên thể dục thể thao năm học 2023-2024.

Thông báo V/v gửi báo giá dự toán cung cấp, lắp đặt thiết bị camera

Áp phích truyền thông về công tác xã hội và tư vấn tâm lí trường học

Tin tức

post-thumbnail

TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG LONG TRỌNG TỔ CHỨC LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2024 - 2025

post-thumbnail

LỄ BẾ GIẢNG NĂM HỌC 2023-2024

post-thumbnail

Lễ "Tri ân, trưởng thành khi tôi 18" của học sinh Trường THPT Võ Chí Công - Đà Nẵng

post-thumbnail

LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI, CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 134 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2024)!

post-thumbnail

Ngoại khóa tổ Vật lí - Công nghệ năm 2024

Bài viết liên quan